Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi là những triệu chứng khiến cha mẹ rất lo lắng vì không biết có ảnh hướng lớn đến sức khỏe của trẻ hay không.Cha mẹ nên làm gì và không nên làm gì khi trẻ gặp tình trạng trên? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa trị cho những triệu chứng này.
Mục Lục
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi nguyên nhân do đâu ?
Ho là một phản xạ diễn ra tự nhiên khi đường hô hấp của cơ thể người bị tác động bởi một vật hay một sự kích thích bất kỳ. Việc này sẽ các cơ ngực và bụng sẽ co lại và tống khứ một loại chất dịch nhầy ra ngoài ra khỏi cơ thể, thứ mà chúng ta thường gọi là đờm.
Nếu tình trạng này xuất hiện ở trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi thì đáng lo ngại hơn vì trẻ còn khá nhỏ, không thể tự chủ được hết tất cả các chức năng của cơ thể.
Đờm của trẻ thường có màu trắng, xanh. Chất đờm nhầy và đặc. Tình trạng này xuất hiện ở trẻ thường bị gây ra bởi các nguyên nhân như: thời tiết thất thường khiến cho những trẻ có đề kháng yếu không thích nghi kịp, do trẻ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp bẩm sinh, trẻ bị viêm đường hô hấp, dị ứng, cảm lạnh…
Những cơn ho và sổ mũi kéo dài thường khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, khó thở…
Cách trị bệnh cho những trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi
Có rất nhiều cách trị khỏi cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà.
Dùng thuốc trị ho và sổ mũi
Phương pháp này được khuyến cáo không nên dùng nếu tình hình của trẻ không quá nặng bởi những lo ngại về những biến chứng có thể gây ra.
Nếu trẻ ho và sổ mũi do sốt, cha mẹ có thể bổ sung chất lỏng cho trẻ, nhất là sữa mẹ để tránh tình trạng mất nước khi sốt.
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là loại dung dịch có thành phần chủ yếu là Natri Clorid 0.9%, có áp suất thẩm thấu tương đương với các chất dịch của cơ thể như máu, nước mắt… Nước muối sinh lý có rất nhiều công dụng khác nhau như lam sạch chất bẩn bề mặt vết thương, rửa mắt, vệ sinh mũi họng…
Khi trẻ bị sổ mũi, vì bé không thể tự khạc đờm và chất nhầy trong mũi ra ngoài cha mẹ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng bơm nước muối sinh lý vào mũi bé để đẩy chất nhầy ra ngoài, giúp bé hít thở dễ dàng hơn.
Một số biện pháp khác
- Khi bé xuất hiện các triệu chứng ho, cha mẹ có thể vỗ lên lưng bé một cách nhẹ nhàng để tạo độ rung cho lồng ngực, từ đó giúp bé long đờm.
- Tăng sức đề kháng cho bé bằng sữa mẹ và bổ sung các loại vitamin cần thiết. Riêng các mẹ cũng phải có một chế độ ăn ăn uống phù hợp đầy đủ dinh dưỡng để có thể tạo ra để nguồn sữa mẹ có chất lượng hơn để nuôi bé.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể của bé, tránh tiếp xúc nhiều với gió, bụi, và môi trường không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt không được cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc độc hại gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm chủng định kỳ cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh và sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của nhiều loại vi-rút gây hại.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ho của bé kéo dài không dứt, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để thăm khám và có những biện pháp chữa trị kịp thời. Một số biểu hiện khi bệnh của bé chuyển năng:
- Trẻ sốt cao trên 38 độ C.
- Trẻ có triệu chứng đau tai hoặc khó chịu thất thường.
- Trẻ khó thở, ho dai dẳng và có thể nôn khan, nước mũi đặc.
- Trẻ khóc không ngừng và thay tã liên tục.
Trên đây là một số điều cha mẹ cần biết về trường hợp có con là trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi. Cha mẹ có thể chăm sóc cho trẻ tại nhà nếu được. Nếu tình trạng bé không khả quan, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được thăm khám chính xác.