Các bạn đang tìm kiếm về các Phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Chúng tôi xin chia sẻ với bạn một số thông tin để các bạn hiểu rõ hơn.
Mục Lục
Đơn vị sự nghiệp công lập
Là một tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật. Tổ chức có tư cách pháp nhân và cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như văn hóa – giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
Đơn vị sự nghiệp công lập được chia là 2 loại:
– Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về việc thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự
– Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về việc thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Chủ yếu là Viện nghiên cứu, Bệnh viện, Trường học…. những đơn vị trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phân biệt Đơn vị sự nghiệp công lập và Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Nhà nước là người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, các chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị này không giống với những đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một vài nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đang được tổ chức và hoạt động chủ yếu theo mô hình doanh nghiệp thì việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động trong các đơn vị này cơ bản dựa trên cơ sở quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Do vậy, không thể xây dựng cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng đối với các loại đối tượng này.
Các đơn vị sự nghiệp công lập không những đông đảo về số lượng. Mà còn đa dạng về các loại hình và lĩnh vực hoạt động. Do vậy, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập rất phức tạp tùy theo các tiêu chí phân loại.
Phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
Phương thức xác định mức độ tự chủ tài chính
Mức tự bảo đảm chi thường xuyên = (Tổng nguồn tài chính chi thường xuyên/Tổng số chi thường xuyên) x 100%. ( đơn vị: %)
Phương án tự chủ tài chính, thẩm định, phê duyệt và giao quyền tự chủ
Đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính sẽ lập dự toán thu và chi năm đầu thời kỳ ổn định theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 141/2016/NĐ- CP và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị theo mức tự đảm bảo chi thường xuyên và phù hợp với chức năng,các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước và điều kiện thực tế của đơn vị và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.
Căn cứ vào phương án tự chủ tài chính do đơn vị đề xuất, các cơ quan quản lý cấp trên xem xét, thẩm tra dự toán thu và chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định. Trong đó xác định kinh phí chi thường xuyên dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ. Nên dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức độ tự chủ tài chính và tổng hợp phương án phân loại, dự toán thu và chi của các đơn vị, tổng hợp phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị trực thuộc và dự toán thu, chi của các đơn vị. Gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định; cơ quan tài chính cùng cấp xem xét và có ý kiến bằng văn bản về việc phân loại đơn vị theo mức độ tự chủ tài chính và kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn thu phí được để lại chi năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ ( nếu có), theo đề nghị của cơ quan chủ quản.
Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, thì cơ quan chủ quản ở địa phương trình ủy ban nhân dân cấp mình quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc. Trong đó xác định phân loại đơn vị công và phê duyệt dự toán kinh phí theo quy định các đơn vị năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ.
Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 3 năm. Vào năm cuối của thời kỳ ổn định, các đơn vị công lập báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ trong 3 năm. Căn cứ vào kết quả thực hiện của thời kỳ trước và nhiệm vụ của năm kế hoạch và thời kỳ tiếp theo. Các đơn vị xây dựng phương án tự chủ của thời kỳ ổn định tiếp đến và gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét cùng với thời gian lập dự toán ngân sách của năm kế hoạch.
Vừa rồi là những giải đáp về Phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Để hiểu chi tiết về Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập hãy theo dõi bài viết của chúng tôi.