Bạn thường xuyên gặp lỗi máy tính nhận diện được thiết bị nhưng không thể truy cập được vào bộ nhớ của thiết bị điều này khiến bạn không thể nào mở được tệp tài liệu ở điện thoại. Điều này làm bạn khó chịu và ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn và khiến cho bạn gặp khá nhiều rắc rối.
Đừng quá lo lắng chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này ngay trong bài viết dưới đây, ngoài ra bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn cách truyền tệp tin một cách nhanh chóng mà dễ dàng vì vậy các bạn hãy đọc kỹ bài viết này nhé.
Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng máy tính nhận diện được thiết bị nhưng không thể truy cập được vào bộ nhớ của thiết bị.
Có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng này diễn ra trên máy tính của bạn như:
Có thể là do cài đặt mặc định trên thiết bị không phù hợp với máy tính của bạn khiến cho máy tính không thể truy cập vào thiết bị.
Có thể là do cổng kết nối giữa hai thiết bị có vấn đề, bạn nên kiểm tra lại dây kết nối xem có bị hư hỏng hay bị đứt không, hoặc điểm cổng kết nối có bị vật thể lạ nào cản trở tiếp xúc không.
có thể do bạn chưa cấp quyền trên điện thoại, vì khi kết nối điện thoại với thiết bị khác thường điện thoại sẽ đưa ra câu hỏi có cho phép truy cập vào không? Và nếu bạn nhấn vào không cho phép thì đương nhiên máy tính sẽ không thể truy cập được vào bộ nhớ của điện thoại.
Và cuối cùng có thể do bạn chưa bật USB debugging – gỡ lỗi USB đối với những lỗi liên quan đến phần cứng thì tốt nhất bạn nên đem máy đến các cơ sở sửa chữa thiết bị điện tử để nhận tư vấn và sửa chữa.
Cách khắc phục lỗi máy tính nhận diện được thiết bị nhưng không thể truy cập được vào bộ nhớ của thiết bị
Trong từng trường hợp lỗi xuất hiện sẽ có các cách khắc phục khác nhau, và nếu bạn gặp lỗi máy tính nhận diện được thiết bị nhưng không thể truy cập được vào bộ nhớ của thiết bị bạn có thể thử tiến hành kiểm tra và thực hiện một số thao tác sau đây để khắc phục lỗi này.
Lỗi máy tính nhận diện được thiết bị nhưng không thể truy cập được vào bộ nhớ của thiết bị có thể là do dây kết nối bị hư, lúc này bạn nên thử tìm dây kết nối khác để kết nối lại với thiết bị, bạn có thể lấy dây sạc pin của điện thoại để làm dây kết nối vì dây sạc điện thoại có tích hợp sẵn tính năng truyền tải dữ liệu.
Nếu nguyên nhân là do bạn chưa cấp quyền cho phép truy cập vào thiết bị trên điện thoại , bạn nên kiểm tra xem bạn đã cấp quyền truy trên điện thoại chưa, và tiến hành kết nối lại.
Có thể lỗi đến từ ADB nguyên nhân chính là do driver Android USB trên Windows. Lúc này bạn cần gỡ driver ADB để hệ thống tự động cài lại driver mới lên thiết bị.
Trong trường hợp bạn không biết gỡ driver ADB thì hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn sử dụng dây cáp để kết nối điện thoại với máy tính theo cách thông thường. Sau đó bạn click chuột phải vào My Computer và chọn This PC và chọn Manage tiếp theo chọn Device Manager.
- Bước 2: Hãy tìm đến Thiết bị Android ở trên máy tính sau đó click chuột phải vào ADB và cuối cùng ấn vào Uninstall.
- Bước 3: Khi một hộp thoại xuất hiện Uninstall thì nhấn OK để kết thúc việc gỡ ADB phần còn lại máy tính sẽ tự động cập nhật.
Lỗi có thể đến từ việc bạn chưa bật USB debugging và gỡ lỗi USB, ta có thể sửa lỗi này một cách đơn giản. Khi chúng ta kết nối điện thoại với máy tính thông thường sẽ có thông báo hiện lên với nội dung yêu cầu cho phép cấp quyền truy cập vào bộ nhớ thiết bị cho máy tính. nếu bạn không thấy thông báo này thì bạn cần phải bật tính năng USB debugging
Để gỡ lỗi USB bạn cần thực hiện các thao tác sau:
- Vào phần cài đặt và tìm chọn mục hệ thống Hệ thống (System), và chọn vào mục Developer options (Cài đặt nhà phát triển) cuối cùng là bật tính năng gỡ lỗi USB (USB debugging).
- Nếu bạn không tìm thấy mục developer options bạn có thể vào cài đặt sau đó chọn vào phần giới thiệu về điện thoại (About phone) và tìm đến phần giới thiệu bản dựng cuối cùng nhấn vào đó 7 lần để có thể gỡ lỗi USB.
Khi bạn gặp lỗi máy tính nhận diện được điện thoại nhưng không thể truy cập được vào bộ nhớ của thiết bị bạn nên tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và sửa lỗi, bắt đầu từ các cách đơn giản đến phức tạp, và nếu đã sử dụng hết các phương pháp đã nêu ở trên mà vẫn không hiệu quả thì có thể lỗi này là lỗi phần mềm vì mặc dù bạn thường xuyên sử dụng phần mềm diệt virus nhưng virus vẫn có thể vượt qua được tường lửa của máy tính và gây lỗi phần mềm. Lúc này tốt nhất là bạn nên tìm đến sự hỗ trợ từ các trung bảo hành máy tính.Hy vọng những thông tin trong bài viết này có thể giúp bạn tự khắc phục được lỗi máy tính nhận diện được thiết bị nhưng không thể truy cập được vào bộ nhớ của thiết bị.