Lưỡng Hà là nơi ra đời của nhiều nền văn minh lớn cổ xưa nhất, vì vậy nó thường được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi Lưỡng Hà ngày nay là nước nào?
Mục Lục
Lưỡng hà ngày nay là nước nào?
Lưỡng Hà là một khu vực lịch sử của Tây Á thuộc hệ thống châu thổ sông Tigris và Euphrates và nằm ở phía bắc vùng Lưỡi liềm Màu mỡ. Ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, phía đông Syria và Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq.
Người Sumer và Akkad đã thống trị Lưỡng Hà kể từ khi lịch sử được ghi lại cho đến khi Babylon bị Đế quốc Achaemenes Ba Tư thôn tính vào năm 539 TCN. Khu vực bị Alexander Đại đế chinh phục vào năm 332 TCN và đã trở thành một phần của Đế chế Seleukos của Hy Lạp sau khi ông qua đời.
Khoảng năm 150 TCN, Lưỡng Hà nằm dưới kiểm soát của Đế quốc Parthia. Lưỡng Hà trở thành chiến trường giữa người La Mã và Parthia cùng với phần phía tây bị người La Mã chiếm đóng. Năm 226 CN, phía đông Lưỡng Hà đã rơi vào tay đế chế Sassan Ba Tư. Lưỡng Hà đã bị chia cắt giữa La Mã (Byzantine từ năm 395 CN) và Sassan cho đến các cuộc xâm lược Hồi giáo ở thế kỷ thứ 7. Một số quốc gia Lưỡng Hà bản địa chủ yếu là người Assyria và Kitô giáo tồn tại từ giữa thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ thứ 3 CN, trong đó bao gồm Adiabene, Osroene và Hatra.
Địa lý Lưỡng Hà
Lưỡng Hà bao gồm có vùng đất nằm giữa sông Euphrates và sông Tigris, cả hai con sông đều bắt nguồn từ dãy núi Taurus. Hai con sông được cấp nước bởi các phụ lưu và toàn bộ hệ thống sông chảy qua một vùng núi rộng lớn. Các tuyến đường bộ ở Lưỡng Hà thường men theo sông Euphrates vì bờ sông Tigris thường dốc và trắc trở. Ở cực nam, Euphrates và sông Tigris hợp dòng và đổ vào Vịnh Ba Tư.
Hệ thống tưới tiêu được hỗ trợ bởi mực nước cao và nước tuyết tan từ trên đỉnh núi cao phía bắc dãy Zagros và từ Cao nguyên Armenia. Hệ thống thủy lợi đòi hỏi huy động lực lượng lao động lớn để xây dựng cùng với bảo trì kênh rạch dẫn đến sự phát triển của đô thị, hệ thống chính quyền tập trung ở thời kỳ sơ khai.
Nông nghiệp trong khu vực cũng được kết hợp với chăn thả du mục cừu, dê từ thảo nguyên ven sông vào những tháng mùa hè khô ráo tới cả vùng rìa sa mạc vào mùa đông ẩm ướt. Khu vực này có ít đá xây dựng và kim loại quý và gỗ. Vì vậy phải phụ thuộc vào việc buôn bán nông sản đường dài để trao đổi các mặt hàng này từ các khu vực xa xôi.
Khu vực thường xảy ra sự đứt gãy văn hóa định kỳ vì một số lý do. Nhu cầu lao động theo thời gian dẫn đến sự gia tăng dân số, đẩy khả năng chịu đựng của hệ sinh thái tới giới hạn. Ngoài ra, những cuộc tấn công từ các bộ lạc trung du hoặc người du mục dẫn đến thương mại sụp đổ, các hệ thống thủy lợi bị bỏ bê.
Tôn giáo và Triết học Lưỡng Hà
Tôn giáo
Tôn giáo Lưỡng Hà cổ đại bao gồm những tín ngưỡng và tập tục tôn giáo của các nền văn minh Lưỡng Hà vào khoảng năm 3500 TCN đến 400 CN. Sau đó phần lớn đã bị thay thế bởi Kitô giáo Syria. Sự phát triển của tôn giáo ở Lưỡng Hà và văn hóa Lưỡng Hà nói chung đã không bị ảnh hưởng bởi dòng di chuyển đến và đi khắp khu vực của các dân tộc khác nhau, đặc biệt là ở phía nam. Thay vào đó, tôn giáo Lưỡng Hà là một truyền thống nhất quán, mạch lạc cũng phù hợp với nhu cầu nội tại của các tín đồ qua hàng thiên niên kỷ phát triển.
Những khởi nguồn sớm nhất của tư tưởng tôn giáo Lưỡng Hà đã có từ giữa thiên niên kỷ thứ 4 TCN đã có nền tảng từ sự thờ phụng thiên nhiên. Trong thiên niên kỷ thứ 3 TCN, các đối tượng thờ phụng được nhân cách hóa và trở thành một nhóm các vị thần với các chức năng cụ thể. Các giai đoạn cuối cùng của đa thần giáo Lưỡng Hà phát triển trong thiên niên kỷ thứ 1 và thứ 2.Tôn giáo Lưỡng Hà cuối cùng đã bị suy tàn trước sự truyền bá của các tôn giáo Iran thời Đế chế Achaemenes và sự Kitô giáo hóa.
Triết học
Nhiều nền văn minh của khu vực đã có ảnh hưởng lớn đến các tôn giáo Abraham. Đặc biệt là Kinh thánh tiếng Do Thái; những giá trị văn hóa và ảnh hưởng của văn học của nó được thể hiện đặc biệt rõ ràng trong Sách Sáng thế.
Giorgio Buccellati đã cho rằng khởi nguồn của triết học đến từ các triết lý sơ khai về cuộc sống ở Lưỡng Hà. Đặc biệt là về đạo đức, dưới các hình thức biện chứng và đối thoại, sử thi, văn hóa dân gian cùng với thánh ca, lời bài hát, văn xuôi và tục ngữ. Lý luận cũng như lý tính thời Babylon đã phát triển vượt ra ngoài quan sát thực nghiệm.
Tư duy triết học Babylon có sự ảnh hưởng đến triết học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là triết học Hy Lạp hóa. Văn bản Babylon đối thoại của người bi quan cũng có điểm tương đồng với các suy nghĩ chủ vận của các nhà ngụy biện, các học thuyết Heraclitus về sự tương phản, và các đối thoại của Plato, cùng với tiền thân cho phương pháp gợi hỏi của Socrates. Nhà triết học người Ionia Thales cũng đã bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng vũ trụ học của Babylon.
Những thông tin trên sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi Lưỡng hà ngày nay là nước nào?.