Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh hợp đồng. Vậy giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu rõ thêm.
Mục Lục
Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định ở Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng. Chào hàng cạnh tranh theo quy định rút gọn áp dụng với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng. Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp và hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng. Đối với gói thầu quy mô nhỏ với giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ 2% đến 3% giá hợp đồng.
Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Theo quy định tại điều 336 Bộ luật dân sự năm 2015, xác định là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc của bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh dựa trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận cam kết của bên nhận cho bên được bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối với bên nhận có thể là một phần hoặc toàn bộ.
Khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng, không có thỏa thuận gì khác thì người bảo lãnh hợp đồng phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh hợp đồng, đồng thời phải bảo lãnh cả tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại và lãi trên số tiền chậm trả. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh thực hiện hợp đồng là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai vậy thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh thực hiện hợp đồng chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Các trường hợp miễn thực hiện nghĩa vụ
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên bảo lãnh có thể được miễn thực hiện nghĩa vụ khi thuộc vào một trong các trường hợp sau được quy định tại Điều 341 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, các trường hợp sau được miễn thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
Trường hợp thứ nhất, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh vậy thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận, trừ trường hợp có được thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp thứ hai, chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của họ.
Trường hợp thứ ba, một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn nghĩa vụ cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình vậy thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
Các thủ tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Theo quy định tại điều 13 Thông tư 07/2015/TT-NHNN, để yêu cầu ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Thứ nhất, Văn bản đề nghị bảo lãnh;
Thứ hai, Tài liệu về khách hàng;
Thứ ba, Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
Thứ tư, Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
Thứ năm, Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Sau khi nhận đủ hồ sơ, thì phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp và khả thi của dự án bảo lãnh. Năng lực pháp lý của bên được bảo lãnh và các hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của bên xin bảo lãnh. Nếu thẩm định thấy hợp lệ thì ngân hàng sẽ ký hợp đồng bảo lãnh với bên được bảo lãnh và sẽ thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.
Quan hệ của bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:
– Trong trường hợp bên được bảo lãnh hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình vậy thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp với các bên đã có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh hợp đồng trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
– Bên nhận bảo lãnh hợp đồng không được yêu cầu bên bảo lãnh hợp đồng thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh hợp đồng khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
– Bên bảo lãnh hợp đồng không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp đồng trong trường hợp bên nhận bảo lãnh hợp đồng có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã đưa ra những giải thích chi tiết về giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Chúng tôi mong sẽ giúp ích được cho các bạn đọc.